Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 06/05/2024
Thứ ba ngày 07/05/2024
Thứ tư ngày 08/05/2024
Thứ năm ngày 09/05/2024
Thứ sáu ngày 10/05/2024
Thứ bảy ngày 11/05/2024
Chủ nhật ngày 12/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 914.776
Truy cập hiện tại 59

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh và cách phòng bệnh.
Ngày cập nhật 25/12/2023

Mặc dù các bệnh như cảm lạnh và cúm xảy ra thường xuyên hơn trong những tháng mùa đông, lạnh nhưng nguyên nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có những quan niệm sai lầm rằng thời tiết lạnh có thể làm bạn bị ốm, nhưng điều đó không đúng. Bản thân “lạnh” không gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, về mùa đông lạnh, trẻ em có xu hướng chơi trong nhà nhiều hơn, có nghĩa là trẻ ở gần nhau hơn, chia sẻ không khí, môi trường có thể nhiễm nhiều vi trùng và vi rút hơn. Một số loại virus phát triển và lây lan mạnh hơn trong không khí mát, ẩm, ngoài ra về mùa đông lạnh, chất nhầy mũi khô hơn, đồng thời sự thay đổi chế độ vận động, dinh dưỡng làm cho hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương và kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm trùng.

Các bệnh hay gặp vào mùa lạnh ở trẻ em có thể kể đến như:

1. Nhiễm virus RSV (Respiratory Syncytial Virus)

- RSV là virus hợp bào đường hô hấp - là một loại virus phổ biến. Khi trẻ lớn hoặc người lớn nhiễm RSV thường có cảm giác như cảm lạnh. Tuy nhiên, RSV có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh với tình trạng viêm tiểu phế quản (Vì đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên khi có tình trạng sưng tấy và tích tụ các chất nhầy ở đường dẫn khí nhỏ dễ dẫn đến viêm phổi và tắt nghẽn đường thở). Các triệu chứng nhiễm RSV bao gồm: Ho, sổ mũi, sốt, tắt nghẽn đường thở (nghẹt mũi, khò khè), thở nhanh, ở trẻ sơ sinh có thể có triệu chứng ngưng thở.

- Các triệu chứng của nhiễm virus RSV thường bắt đầu chậm trong 1-2 ngày đầu tiên và trầm trọng hơn trong khoảng từ ngày 3-7, các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần, ở một số trường hợp có thể kéo dài đến 3 tuần.

- Để giảm bớt các triệu chứng của RSV, phụ huynh có thể dùng thuốc nhỏ nước muối sinh lý để loại bỏ dịch mũi, cho trẻ uống đủ nước, giữ ấm không khí.

2. Bệnh cúm

- Cúm là 1 bệnh nhiễm virus đường hô hấp rất dễ lây lan. Sự khởi phát bệnh thường đột ngột và kèm theo các triệu chứng sau đây: Ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau mỏi cơ bắp khu trú hoặc toàn thân, viêm kết mạc mắt nhẹ, có thể bị nôn mữa/ tiêu chảy.

- Tiêm vắc xin cúm là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm và giảm các triệu chứng.

3. Bệnh cảm lạnh thông thường

- Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm virus thường có cách triệu chứng nhẹ hơn; Nhiều loại virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuyên hơn ở mùa đông.

- Bệnh cảm lạnh thông thường có thể kéo dài 5 - 14 ngày, với các triệu chứng thông thường như: Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt (có thể sốt nhẹ ngay từ đầu khi bị bệnh), nôn mữa/tiêu chảy thường KHÔNG đi kèm với bệnh.

- Khi trẻ bị cảm lạnh thông thường, việc nghỉ ngơi rất quan trọng, đảm bảo cho trẻ đủ nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thuốc ho và thuốc cảm cúm KHÔNG được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

4. Viêm họng do liên cầu khuẩn

- Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến hơn vào mùa thu, đông và đầu mùa xuân. Nó đặc biệt phổ biến ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi.

- Các triệu chứng thường gặp là: Đau họng, khó nuốt, sốt, đau bụng, đau đầu, đôi khi có thể có phát ban đỏ trên da, ho và sổ mũi KHÔNG đi kèm với viêm họng do liên cầu.

- Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng kháng sinh. Những biến chứng của bệnh như áp xe họng, áp xe sau thành họng, sốt thấp khớp,.. thường ít gặp.

5. Viêm ruột do virus

- Là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus, tuy nhiên nó không liên quan đến bệnh cúm, cảm thông thường. Viêm ruột do virus thường được gây ra bởi Norovirus, bệnh rất dễ lây lan.

- Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1-2 ngày, nhưng một số triệu chứng tiêu hoá có thể kéo dài đến 1 tuần. Các triệu chứng hay gặp: Nôn mữa, tiêu chảy, đau bụng, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

- Phụ huynh nên bổ sung nước và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, thức ăn dễ tiêu hoá,… Thuốc chống nôn/ chống tiêu chảy có thể được kê đơn bởi bác sỹ trong trường hợp các triệu chứng nặng.

 

Ảnh nguồn internet

Cách phòng bệnh cho trẻ em vào mùa lạnh

Có một số biện pháp phòng ngừa mà phụ huynh có thể giúp trẻ thực hành để giảm nguy cơ mắc bệnh vào mùa lạnh như:

  • Rửa tay thường xuyên;
  • Thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ (có thể tiêm thêm vắc xin cúm hàng năm theo đúng hướng dẫn);
  • Ăn uống lành mạnh và uống đủ nước;
  • Giữ ấm cho trẻ;
  • Nghỉ ngơi đủ và hiệu quả;
  • Cho trẻ ở nhà nếu thấy “KHÔNG KHOẺ” để ngăn ngừa virus/vi khuẩn lây lan.

Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng nặng như quấy khóc liên tục, ít chơi, bỏ ăn, bỏ bú, vẻ mặt mệt mỏi, li bì,… các phụ huynh phải mang trẻ đến cơ sở khám bệnh để trẻ được khám và chăm sóc y tế.

Ths. Bs Nguyễn Phú Định - Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,