Một số loại đồ uống có đường:
Nước ngọt không chứa cồn có ga hoặckhông có ga, nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ, dưới dạng đồ uống,chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao, trà hoà tan, cà phê hoà tan, sữa có pha chế hương liệu.
Tiêu thụ quá nhiều thường xuyên đồ uống có đường ảnh hưởng đến sức khỏe
Nguy cơ thừa cân béo phì
Nguy cơ đái tháo đường type 2
Ảnh hưởng tới hệ xương răng
Ảnh hưởng hấp thu các chất dinh dưỡng như kali, canxi, phosphor, vitamin
Ảnh hưởng đến bệnh lý thận – tiết niệu
Ảnh hưởng đến bệnh lý đường tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa
Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ
Để bảo vệ cơ thể không mắc tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch.... hãy giảm lượng đường bằng cách:
Nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn …) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…
Hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn.
Không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.
Chọn các kích cỡ xuất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng.
Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô.
Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn.
Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.