Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Thứ ba ngày 19/11/2024
Thứ tư ngày 20/11/2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.238.641
Truy cập hiện tại 63

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Ngày cập nhật 21/05/2024

Thời tiết nắng nóng rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hầu hết nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, Campylobacter, E.coli... Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thực phẩm bất cứ giai đoạn nào trong chuỗi cung cấp thực phẩm như: Nuôi trồng, thu hoạch, giết mổ, chế biến, vận chuyển và lưu thông. Vi khuẩn gây bệnh có trong thực phẩm sống sẽ nhiễm chéo vào thực phẩm chín, thực phẩm ăn liền mà khi ăn không qua xử lý nhiệt (quả chín, bún, bánh...), trong khi chế biến thực phẩm qua bàn tay; bề mặt dao thớt, khăn lau; ruồi nhặng,... có nguy cơ đe dọa mất an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong thực phẩm.

Thời tiết nắng nóng là điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh kiến thức ăn dễ bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do vậy, khi ăn uống trong mùa nắng nóng cần lưu ý một số vấn đề để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ mỗi cá nhân.

- Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.

- Tách biệt đồ sống và chín: Không để chung thức ăn chín và sống. Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống. Nếu dùng chung thì phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.

- Ăn đồ chín, còn hạn: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái; Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.

- Đậy thức ăn khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.

- Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.

- Đun lại thức ăn thừa ở nhiệt độ >700C trước khi ăn.

- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử lý kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

Cẩm Vân - TTYT Quảng Điền

Trần Thị Cẩm Vân
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,