Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Thứ ba ngày 19/11/2024
Thứ tư ngày 20/11/2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.238.754
Truy cập hiện tại 72

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Sơ cấp cứu ban đầu đúng cách – cơ hội sống cho trẻ đuối nước
Ngày cập nhật 20/07/2023

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trong thập kỷ qua có 2,5 triệu người tử vong do đuối nước, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5-14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những năm gần đây cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi nặng và nguy kịch vì đuối nước, mặc dù đã được hồi sức tích cực nhưng vẫn có nhiều trẻ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề do không được cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách. Sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ bị đuối nước là một vấn đề rất quan trọng bởi lẽ vài phút đầu tiên là thời gian vàng để cứu sống trẻ, nếu sơ cấp cứu không đúng trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề dù sau đó có được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực do quá trình thiếu oxy não kéo dài.

 

Mùa hè với thời tiết nắng nóng và kỳ nghỉ kéo dài là thời điểm nguy cơ đuối nước ở trẻ em sẽ tăng cao, vì vậy, nhằm phục vụ tốt hơn công tác truyền thông giúp các bậc phụ huynh cập nhật kiến thức, kỹ năng cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước chính xác và kịp thời, từ đó góp phần quan trọng trong việc cứu sống và hạn chế di chứng cho trẻ.

Dưới đây là 5 bước cấp cứu đuối nước đúng cách và những sai lầm cần tránh giúp bảo vệ tính mạng và hạn chế di chứng cho trẻ:

- Bước 1: Nhanh chóng gọi trợ giúp từ những người xung quanh bằng cách gọi to và nhờ gọi Cấp cứu 115

- Bước 2: Khẩn trương đưa trẻ lên khỏi mặt nước bằng mọi cách như dùng phao, gậy, các vật nổi… hoặc bơi xuống trực tiếp đưa trẻ lên bờ

- Bước 3: Khi trẻ được vớt lên, Đánh giá nhanh tình trạng của trẻ xem có tỉnh không bằng cách lay gọi trẻ

- Bước 4: Nếu trẻ không tỉnh:

+ Mở thông đường thở bằng ngửa đầu nâng cằm (không làm động tác này nếu nghi chấn thương cột sống cổ)

+ Kiểm tra đường thở: bằng cách nhìn sự di động của lồng ngực – nghe và cảm nhận hơi thở. Nếu trẻ không thở hãy tiến hành hồi sức tim – phổi ngay bằng cách:

·        Thổi ngạt 5 lần

·        Ngay sau thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên, tiến hành ép tim ngoài lồng ngưc 30 nhịp. Để tay vuông góc với lồng ngực, (trẻ lớn/người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim ½ dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3-1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100-120 lần/phút

·        Tiếp theo: thổi ngạt 2 lần

·        Tiếp tục chu kỳ 30 lần ép tim: 2 lần thổi ngạt cho đến khi nạn nhân tỉnh dậy hoặc có chuyên gia y tế đến

- Bước 5: Sau khi trẻ tỉnh, cần đặt trẻ ở tư thế an toàn và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ vẫn chưa tỉnh hoặc không thở phải tiếp tục hồi sức tim phổi cho tới khi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế

 NHỮNG LƯU Ý VÀ SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CẤP CỨU TRẺ ĐUỐI NƯỚC

- Không dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm mất thời gian vàng để cứu sống trẻ

- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở

- Cần đưa trẻ bị đuối nước đến cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước

 

Cẩm Vân - TTYT Quảng Điền

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,