Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Thứ ba ngày 19/11/2024
Thứ tư ngày 20/11/2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.240.482
Truy cập hiện tại 23

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Vắc Xin ComBE Five - Những điều cần biết
Ngày cập nhật 17/01/2019

Từ tháng 6 năm 2010, vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Vắc xin DPT-VGB-Hib sử dụng trong TCMR có tên thương mại là vắc xin Quinvaxem do công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất đã ngừng sản xuất từ tháng 12/2016, vì vậy năm 2018 Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng vắc xin DPT-VGB-Hib của cơ sở sản xuất khác thay thế vắc xin Quinvaxem.

ComBE Five là vắc xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E, Ấn Độ sản xuất, vắc xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2012. Tính tới nay hơn 400 triệu liều vắc xin ComBE Five đã được sử dụng ở 43 quốc gia.

Vắc xin ComBE Five là vắc xin phối hợp có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B và kháng nguyên vỏ vi khuẩn Hib.

Vắc xin có tác dụng phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib giống như vắc xin Quinvaxem.

Vắc xin ComBE Five có thành phần ho gà toàn tế bào vì vậy tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ComBE Five tương tự như các vắc xin DPT-VGB-Hib có thành phần ho gà toàn tế bào và tương tự như vắc xin Quinvaxem.

Vắc xin ComBE Five đã được thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam và được chứng minh là an toàn. Vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tháng 5 năm 2017.

Lịch tiêm chủng 3 mũi vắc xin ComBE Five là 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu liều vắc xin ComBE Five nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Lưu ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng.

Liều tiêm, đường tiêm và vị trí tiêm

  • Liều tiêm: 0,5ml.

  • Đường tiêm: tiêm BẮP ở 1/3 giữa mặt ngoài đùi.

Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin vào mông hoặc tiêm dưới da, trong da vì nếu tiêm như vậy cơ thể sẽ không có khả năng sinh đủ lượng kháng thể phòng bệnh. Nếu tiêm vào mông có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh.

KHÔNG tiêm chủng vắc xin cho các trường hợp:        

  1. Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B, Hib như:

+    Sốt cao trên 39°C trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm vắc xin.

+    Dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.

+    Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

+    Khóc dai dẳng trên 3 giờ… trong vòng 1 ngày sau tiêm vắc xin

+    Giảm trương lực cơ trong vòng 2 ngày sau tiêm vắc xin.

  1. Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

TẠM HOÃN tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib cho các trường hợp:

  1. Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

  2. Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

  3. Trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

  4. Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.

  5. Cân nặng dưới 2000 gram

Giám sát phản ứng sau tiêm chủng

  • Cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng và xử trí kịp thời.

  • Theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng, chú ý các dấu hiệu bất thường như:

      + Quấy khóc dai dẳng, bứt rứt, khó chịu, nôn, trớ, nổi ban, đại tiểu tiện không tự chủ

… có thể là dấu hiện sớm của phản ứng dị ứng, quá mẫn.

      + Tại vết tiêm: sưng đỏ lan rộng.

  • Báo cáo ngay trong vòng 24 giờ cho tuyến trên các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

  • Hướng dẫn bố mẹ theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:

Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (<38,5C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc,… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.

Dấu hiệu cần ĐƯA TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ SAU TIÊM CHỦNG:

  1. Sốt cao >390C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.

  2. Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.

  3. Co giật

  4. Nôn trớ, bú kém, bỏ bú

  5. Phát ban

  6. Thở nhanh, khó thở, co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và các chi

  7. Chi lạnh, da nổi vân tím.

 

Tin:ThS Võ Đăng Huỳnh Anh
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,