Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 15/04/2024
Thứ ba ngày 16/04/2024
Thứ tư ngày 17/04/2024
Thứ năm ngày 18/04/2024
Thứ sáu ngày 19/04/2024
Thứ bảy ngày 20/04/2024
Chủ nhật ngày 21/04/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 849.241
Truy cập hiện tại 47

Chung nhan Tin Nhiem Mang

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC NẤM
Ngày cập nhật 18/11/2019

Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta

 

Biểu hiện ngộ độc chính:

Loại biểu hiện ngộ độc sớm: Thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. Biểu hiện tuỳ thuộc vào loại nấm:

- Nấm đỏ (nấm mặt trời, tên khoa học: Amanita muscaria), nấm mụn trắng (nấm tán da báo, tên khoa học: Amanita pantheria): buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác, sảng, giật cơ, co giật.

- Nấm mực (tên khoa học: Coprinus atramentarius): do khi ăn bệnh nhân có uống rượu, bia, biểu hiện đỏ mặt, cổ, ngực, cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.

- Nấm phiến đốm chuông (tên khoa học: Paneolus campanulatus): điều hoà các động tác vận động kém, tăng vận động, ảo giác, hoang tưởng. Có thể có đồng tử (con ngươi mắt) giãn, kích thích vật vã, co giật.

Loại biểu hiện ngộ độc muộn:

- Xuất hiện sau khi ăn 6 - 40 giờ (trung bình 12 giờ).

-  Hầu hết các trường hợp do nấm lục (nấm độc xanh đen, tên khoa học: Amanita phalloides).

- 6 - 40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ dội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu.

-  Sau 1 - 2 ngày: Các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác.

-  Sau 3 - 4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.

          XỬ TRÍ:

          - Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm.

          - Cần hỏi kỹ bệnh nhân để xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc.

          * Nếu dưới 6 tiếng: điều trị ở y tế xã, huyện.

          * Nếu hơn 6 tiếng: gửi bệnh nhân đến bệnh viện tỉnh nơi có điều kiện lọc máu.

          - Đưa cả những nơi cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.

          - Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm.

          DỰ PHÒNG NGỘ ĐỘC NẤM:

          - Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được.

          - Tuyết đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm cả đủ các phần của thể quả...

          - Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.

          - Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng của nấm độc.

          - Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

          - Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,