Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
Thứ ba ngày 23/04/2024
Thứ tư ngày 24/04/2024
Thứ năm ngày 25/04/2024
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 867.865
Truy cập hiện tại 50

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo động tình trạng lạm dụng bia rượu ở Việt Nam
Ngày cập nhật 15/11/2017

Theo các chuyên gia, số tiền mà người dân Việt Nam dành để uống bia hàng năm có thể mua được khoảng 1, 7 triệu tấn gạo, đủ để nuôi sống 21 triệu người/năm. Uống bia rượu chừng mực là một nét văn hóa nhưng lạm dụng bia rượu đã trở thành mầm ác, hủy hoại sức khỏe, tinh thần và làm xói mòn về văn hóa, lối sống, đạo đức và chất lượng giống nòi.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang có xu hướng tăng nhanh về mức tiêu thụ đồ uống có cồn trong khi mức tiêu thụ của toàn thế giới trong thập kỷ qua hầu như không thay đổi. Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (trên 15 tuổi) quy đổi theo cồn nguyên chất tại Việt Nam tăng lên 6,6 lít giai đoạn 2008-2010, cao hơn mức trung bình của thế giới (6,2 lít) .

Đáng báo động là những con số về tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, năm 2010, các hộ gia đình Việt Nam chi trung bình cho rượu bia 733.058 đồng/hộ. Tổng chi tiêu cho rượu bia của Việt Nam năm 2010 là 16.372 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua 1.770.000 tấn gạo (giá năm 2010), đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm.

Nếu số tiền mua rượu bia được dùng mua xe máy, thì có thêm 12,5% hộ nghèo hiện chưa có xe máy được sử dụng phương tiện đi lại phổ biến này.

Nếu không tính chi tiêu cho rượu bia vào tổng chi tiêu của hộ gia đình thì sẽ có thêm 90.568 hộ gia đình có mức chi tiêu rơi vào ngưỡng nghèo, tương đương 4.5% tổng số hộ nghèo (Theo định nghĩa của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hộ gia đình được phân loại là hộ nghèo khi chi tiêu trên đầu người ít hơn 4.800.000đ một năm).

Không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến trẻ em đặc biệt là trẻ em trong các hộ uống rượu chịu thiệt thòi cả về dinh dưỡng và giáo dục so với các trẻ em khác.

Ở các gia đình sống dưới ngưỡng nghèo trong khi số tiền chi cho rượu bia tương đương với 146 cốc bia/năm thì số tiền mua sữa cho trẻ em ở các gia đình này chưa đủ để mua một cốc sữa tươi/năm. Nếu số tiền mua rượu bia ở các gia đình này được dùng mua sữa thì trẻ em sẽ được uống khoảng 122 cốc sữa/năm thay vì 1 cốc/năm.

Năm 2012, chi phí kinh tế cho tiêu thụ bia tương đương gần 3 tỷ USD (2,8 tỷ lít bia tiêu thụ năm 2012), ước tính gần bằng 3% số thu ngân sách của cả nước (chưa kể đến chi phí gián tiếp) trong khi đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát ở Việt Nam năm 2012 trên 19.000 tỷ đồng (tương đương 950 triệu USD) . Chi phí trực tiếp cho tiêu thụ bia nhiều gấp trên 3 lần mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Theo cảnh báo của WHO, ước tính thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông liên quan đến chất có cồn tại Việt Nam là ~ 1 tỉ USD (năm 2010) (Văn phòng WHO Việt Nam, ước tính dựa trên Báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn và sức khỏe 2014).

Bên cạnh đó, rượu, bia cũng tạo nên gánh nặng bệnh tật do sử dụng đồ uống có cồn.

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, năm 2012, cả nước ghi nhận 520 nghìn trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%. Tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu với 33%, tiếp theo là ung thư 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7% và đái tháo đường là 3%. Sử dụng đồ uống có cồn là một trong bốn yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm.

“1/3 số người uống rượu bia bắt đầu từ trước tuổi 20. Tỷ lệ có uống rượu trong độ từ 14 - 17 tuổi là 34% và từ 18 - 21 tuổi là 57%. Đồ uống có cồn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới tuổi từ 15-49 tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do ung thư gan liên quan đến đồ uống có cồn ở nam giới từ 50 - 69 tuổi gần 10% – cao gấp trên 3 lần trung bình toàn cầu.

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại khoảng trống trong kiểm soát rượu, bia và đồ uống có cồn ở Việt Nam. Thí dụ như, khoảng trống pháp luật về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ; thiếu quy định liên quan đến việc trưng bày rượu, bia và in cảnh báo sức khỏe trên nhãn sản phẩm rượu, bia; thiếu các quy định về bảo đảm tài chính cho phòng, chống tác hại của rượu, bia. Kinh phí chi cho phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe cộng đồng còn rất thấp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào nhằm bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động này. Do đó, cần xã hội hóa và huy động đóng góp của doanh nghiệp, người tiêu dùng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội.

Ngoài bệnh tật, còn xuất hiện nhiều vấn đề xã hội liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn. Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội đang được lên án mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Nhiều vụ việc đáng tiếc xuất phát từ việc sử dụng đồ uống có cồn. Đồ uống có cồn là nguyên nhân lớn nhất gây ra khoảng 33,7% các vụ bạo lực gia đình tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 12.000 người chết vì TNGT, trong đó 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu bia.

Chính bia rượu đã và đang gây nên tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. Văn hóa, lối sống, đạo đức và chất lượng giống nòi xuống cấp nghiêm trọng có nguyên nhân từ lạm dụng đồ uống có cồn. Văn hóa "nhậu nhẹt" đang để lại gánh nặng xã hội nghiêm trọng không thể so sánh và rất khó lượng hóa.

 

Phan Đăng Tâm (Tổng hợp)
nguồn: syt.thuathienhue.gov.vn
210
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,