Tìm kiếm tin tức
Tìm đường đi
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 15/04/2024
Thứ ba ngày 16/04/2024
Thứ tư ngày 17/04/2024
Thứ năm ngày 18/04/2024
Thứ sáu ngày 19/04/2024
Thứ bảy ngày 20/04/2024
Chủ nhật ngày 21/04/2024
Chưa cập nhật lịch công tác

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 850.407
Truy cập hiện tại 63

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể phòng, tránh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách
Ngày cập nhật 25/12/2018

      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng như các bệnh không lây nhiễm khác đã và đang làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây ra tàn phế, tử vong và các gánh nặng kinh tế cho gia đình. Trong năm 2012 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã cướp đi sinh mạng 3 triệu người. Theo Tổ chức Y tế thế giới 2 năm nữa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ “leo bậc” từ hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong lên hàng thứ 3.

      Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh khiến 3 triệu người chết trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Theo dự báo của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) số người mắc bệnh COPD sẽ tăng gấp 3 - 4 lần trong thập kỷ này và dự báo đến năm 2020, bệnh sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.

      Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết, thì có gần 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Riêng với bệnh COPD tỷ lệ mắc trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2% (Cục Y tế dự phòng --Bộ Y tế). Theo những kết quả nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi. Một nghiên cứu của nhóm các bác sỹ gia đình châu Á năm 2105 nhận định Việt Nam là nước có tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 9,4% và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

       Bệnh COPD là bệnh rất hay gặp,  tuy nhiên, người bệnh thường chưa được chẩn đoán sớm và chưa quan tâm đến nó do các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu cho bệnh và giống với các bệnh hô hấp khác. Bệnh nhân thường có các biểu hiện sớm nhất là ho kéo dài, có thể nhiều tháng, nhiều năm. Thứ hai là khi bệnh đã nặng có biểu hiện sức khỏe giảm, bệnh nhân đi lại hoặc làm việc nặng là nhanh mệt hay khó thở, mức độ sẽ tăng dần theo mức độ nặng của bệnh. Thông thường khi có biểu hiện khó thở người bệnh mới đi khám và khi đó bệnh không còn ở giai đoạn sớm.

      Là bệnh mạn tính, bệnh COPD là bệnh phải điều trị cả đời, không thể chữa khỏi nhưng nếu được quản lý tốt thì người bệnh sống chung với bệnh rất “hoà bình”. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị lại có những sai lầm khiến bệnh trầm trọng hơn: bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc tuân thủ điều trị nhưng sử dụng thuốc lại không đúng cách (đúng kỹ thuật, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phân bổ vào phổi tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa); chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa chú ý đến phục hồi chức năng hô hấp và nhất là vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh không được cải thiện. Sai lầm phổ nhất của bệnh nhân COPD là chỉ dùng thuốc đều trong đợt kịch phát bệnh, khi bệnh đỡ rồi lại hay quên, không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, điều này sẽ khiến bệnh nặng thêm, chi phí điều trị tốn kém hơn.

      Bệnh COPD cũng như một số bệnh không lây nhiễm có thể phòng, tránh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, mỗi người dân cần tăng cường nhận thức về phòng, chống bệnh COPD, giảm thiểu các hành vi và các yếu tố nguy cơ (tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, thuốc lào chủ động hoặc thụ động (hít mùi thuốc); đun bếp củi, bếp than...). Trong mùa lạnh, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân COPD nên tiêm phòng cúm, sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch, bởi khi bị cúm, nhiễm vi khuẩn, virus, không khí lạnh là một dạng stress gây khởi phát cơn cấp. Bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên ăn thức ăn loãng,nóng, mềm dễ hấp thu, tránh uống nước đá, đồ ăn lạnh. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Việc luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân COPD cũng rất quan trọng./.

Võ Đại Tự Nhiên
Tin mới
Xem tin theo ngày  
báo gia đìnhBáo sức khỏe đời sốngTạp chí Y DượcKênh truyền hình sức khỏe và đời sốngTạp chí Y Dược và mỹ phẩmKênh truyền hình sức khỏe và đời sống,